Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Hệ thống CRM là gì? Lợi ích của việc dùng CRM trong doanh nghiệp

CRM là thuật ngữ vô cùng quen thuộc đối với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp hay giám đốc công ty. Tuy nhiên đối với rất nhiều người chưa từng tiếp xúc với hệ thống này thì CRM vẫn còn vô cùng xa lạ và mới mẻ. Vậy hệ thống CRM là gì? Lợi ích của hệ thống này trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Hệ thống CRM là gì?

CRM (Customer Relationship Management) nghĩa là quản lý quan hệ khách hàng. CRM là sự kết hợp giữa các chiến lược và công nghệ để cải thiện và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại và các khách hàng tiềm năng.

Hệ thống CRM được tạo ra với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng mục tiêu chính là thu hút và chăm sóc các khách hàng tiềm năng để tăng chuyển đổi bán hàng, cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng và tạo nên những khách hàng trung thành của công ty. 

2. Lợi ích của hệ thống CRM đối với doanh nghiệp

Dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 5 lợi ích tiêu biểu của CRM đối với doanh nghiệp.

2.1 Cải thiện việc tổ chức thông tin

Doanh nghiệp cần loại bỏ việc ghi chép thông tin khách hàng qua giấy nhớ hoặc các giấy tờ khác mà thay vào đó hãy sử dụng công nghệ quản lý thông tin khách hàng CRM. Nó không chỉ định lượng và phân tích chính xác dữ liệu mà còn có thể cung cấp dữ liệu đó đến các bộ phận cần đến nó nhanh chóng hơn.

Hệ thống CRM cho phép bạn lưu trữ các danh sách lớn khách hàng và các thông tin quan trọng liên quan tới họ. Nhờ vào điện toán đám mây, việc lưu trữ tệ khách hàng rất thuận tiện giúp giảm lãng phí thời gian nhân viên và khách hàng. Từ đó, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tích cực.

2.2 Nâng cao khả năng truyền đạt thông tin

Như đã đề cập ở trên, CRM giúp mọi nhân viên cùng truy cập vào một dữ liệu khách hàng. Khi khách hàng của bạn chỉ liên lạc thông qua một liên hệ chính duy nhất nhưng tại một thời điểm nào đó, liên hệ đó có thể không sẵn sàng để tiếp tục chăm sóc khách hàng và điều đó có nghĩa là khách hàng có thể bắt buộc phải làm việc với người mới - người thay thế cho người cũ. Và việc đó khiến nhiều khách hàng sẽ cảm thấy không vui khi phải bắt đầu làm việc với người mới vì nhân viên thay thế không hiểu rõ được sở thích và vấn đề mà họ đang gặp phải.

Để loại bỏ mối lo ngại này, CRM sẽ cung cấp thông tin khách hàng chi tiết cho bất kỳ ai cần đến, giúp giải quyết vấn đề của việc ai đang làm khách hàng và khiến khách hàng cảm thấy hài lòng.

2.3 Cải thiện dịch vụ khách hàng

Khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng nếu như sự cố của họ không được giải quyết nhanh chóng. Với CRM, khi khách hàng liên hệ qua công ty của bạn thì quản lý có thể truy cập vào các hoạt động của khách hàng và hỗ trợ họ trong việc tìm ra giải pháp. Điều này khiến các vấn đề của khách hàng được giải quyết dễ dàng hơn bao giờ hết.

2.4 Tự động hóa công việc hàng ngày

Đội Sales phải thực hiện rất nhiều công việc nhỏ lẻ: những mẫu đơn cần được điền, báo cáo cần được gửi, các vấn đề về pháp lý cần được giải quyết - những công việc phụ trợ này quan trọng nhưng tốn thời gian trong việc bán hàng.

CRM được thiết kế để loại bỏ gánh nặng của những nhiệm vụ này khỏi vai nhân viên nhờ vào các tính năng tự động hóa (Automation),  cho phép các nhân viên bán hàng của bạn sẽ có thể tập trung nhiều nỗ lực hơn vào việc chốt khách hàng tiềm năng và giải quyết các vấn đề của khách hàng thay vì mất thời gian xử lý các công việc chi tiết khác.

2.5 Cải thiện dữ liệu phân tích và báo cáo 

CRM lưu trữ thông tin ở mọi nơi giúp việc phân tích và tổng hợp tất cả dữ liệu với nhau, dễ dàng tích hợp các công cụ plugin khác nhau vào CRM để tạo báo cáo tự động.

Cá nhân hóa chế độ xem dashboard để nhanh chóng xác định vị trí thông tin cần thiết như thông tin bán hàng, mục tiêu sale và báo cáo hiệu suất để đạt được các cơ hội chưa được khai thác. Bạn có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả để có được niềm tin của khách hàng và lợi nhuận dài hạn với dữ liệu báo cáo tốt hơn.

Lời kết,

Hệ thống CRM rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chìa khóa để mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng là bạn phải hiểu họ muốn gì. CRM sẽ giúp bạn và khách hàng giao tiếp và dịch vụ khách hàng sẽ được cải thiện tốt hơn. MOng rằng hệ thống này sẽ giúp bạn nhiều trong công việc và doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!


5 mẹo ứng dụng mô hình OGSM lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

 Như ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về mô hình OGSM là gì và ưu nhược điểm của nó. Bài viết này sẽ cho ta biết thêm về vai trò và cách ứng dụng mô hình OGSM này trong việc lập kế hoạch doanh nghiệp hiệu quả. Hãy cùng theo chân Blognhansu tìm hiểu nhé.

1. Vai trò của mô hình OGSM trong kinh doanh 

1.1 Tạo báo cáo, lên kế hoạch một cách rõ ràng

OGSM cung cấp thông tin, dữ liệu công việc đến bạn một cách khoa học và ngắn gọn, giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả khác với các hình thức báo cáo công việc và hoạt động truyền thống.

Ngoài ra, mô hình này còn được nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi tính chi tiết, rõ ràng và minh bạch được thể hiện qua từng yếu tố.

1.2 Sự linh hoạt của mô hình OGSM 

Mô hình OGSM có thể sử dụng cho các kế hoạch chiến lược dài hạn với khoảng thời gian từ 3-5 năm hoặc lâu hơn. Nó còn được áp dụng cho kế hoạch hoạt động hàng năng hoặc kế hoạch ngân sách một cách dễ dàng.

1.3 Công cụ thúc đẩy làm việc nhóm hiệu quả

Mô hình này chỉ đạt hoạt động hiệu quả tối đa khi được thảo luận trong nhóm. Bạn cần tập hợp nhóm để thảo luận các chiến lược, phân tích tình hình hiện tại để qua tranh luận tìm ra hướng giải quyết khúc mắc và phân bổ nguồn lực hợp lý.

1.4 Hỗ trợ phân bổ nguồn lực hợp lý

OGSM sắp xếp tất cả các chức năng và các bên liên quan để hướng tới mục tiêu chung từ vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng người trong quá trình trên. Nói cách khác, nó rất quan trọng để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của tổ chức đều hoạt động theo cùng một hướng.

2. Cách áp dụng mô hình OGSM để lập kế hoạch trong doanh nghiệp hiệu quả nhất

Dưới đây, Blognhansu sẽ bật mí cho bạn 5 cách để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

2.1 Ứng dụng mô hình “What-by-How”

Với phương pháp này, doanh nghiệp phải trả lời được hai yếu tố lớn: “Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì?” và “Cách thức thực hiện như thế nào?”.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn xây dựng một trang Website mới thì mục tiêu đặt ra chính là tiếp cận lượng khách hàng lớn, nâng cao trải nghiệm người dùng. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần cộng tác với một đơn vị thiết kế Website. Trong quá trình đó, giúp người quản lý định hình kế hoạch rõ ràng, tối ưu hơn và doanh nghiệp cũng quản lý các dự án trơn tru.

2.2 Thiết lập mục tiêu một cách thông minh 

Các biện pháp thông thường, việc đạt 75% mục tiêu xem như là thành công đáng kể nhưng OGSM còn thúc đẩy hiệu quả cao hơn thế.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải rõ ràng và thông minh. Các mục tiêu phải được đo lường một cách chi tiết, rõ ràng, có tính khả thi và tạo sự đột phá.

2.3 Giới hạn không quá 5 chiến lược

Doanh nghiệp chỉ nên sử dụng tối đa 5 chiến lược. Bởi lẽ, đội ngũ chỉ thu được kết quả tích cực nếu chỉ tập trung nguồn lực xử lý các chiến lược chính. Các yếu tố trong OGSM có thể được cập nhật theo cách thủ công hoặc theo tự động bằng cách sử dụng các công cụ, phần mềm.

2.4 Chọn lọc phép đo hiệu quả

Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp đo lường quen thuộc hoặc phát triển nền tảng vốn có. Bạn chỉ cần ưu tiên lựa chọn các cách thức phù hợp với lại hình kinh doanh đặc thù ngành nghề.

2.5 Giám sát quá trình thực hiện kế hoạch 

Việc thiết lập OGSM chỉ là bước khởi đầu. Theo dõi kế hoạch và làm việc theo khuôn khổ của OGSM mới là chìa khóa thành công. Nó luôn đại diện cho mục tiêu lớn nhất của tổ chức. Mọi nhân viên phòng ban sẽ cảm thấy tràn đầy động lực theo đuổi mục tiêu.

Lời kết,

Như vậy bài viết trên đã cho chúng ta biết thêm về vai trò cũng như cách áp dụng mô hình OGSM trong việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn trong việc lập kế hoạch cho công ty của bạn.

Nguyên tắc Pareto là gì? Cách áp dụng nguyên tắc Pareto trong kinh doanh

Nguyên tắc Pareto là một trong những nguyên tắc giúp mỗi cá nhân quản lý được thời gian và tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nguyên tắc Pareto là gì? Cách áp dụng nguyên tắc này trong kinh doanh như thế nào? Hãy cùng Blognhansu tìm hiểu ngay nhé.

1. Nguyên tắc Pareto là gì?

Nguyên tắc Pareto hay còn gọi là nguyên tắc 80/20 được đặt tên theo nhà kinh tế học nổi tiếng Vilfredo Pareto. Nguyên tắc này chỉ ra rằng: 80% hậu quả đến từ 20% nguyên nhân, mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra là bất bình đẳng. Số phần trăm này có thể thay đổi một chút như 90/10 tuy nhiên luôn đảm bảo rằng tổng bằng 100.

Ứng dụng nguyên tắc này vào quản trị doanh nghiệp ta sẽ rút ra một số nhận định như sau: 

  • Nguyên tắc này trong kinh doanh đề cập đến cách 80% lợi nhuận của một doanh nghiệp nhất định thường từ chỉ 20% khách hàng của nó.
  • Các doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc Pareto sẽ tối đa hóa kết quả là tập trung mạnh vào các dự án tiếp thị 20% sản phẩm được ưa chuộng của doanh nghiệp.

2. Cách ứng dụng nguyên tắc Pareto trong kinh doanh

Đối với từng mục tiêu, nguyên tắc Pareto được áp dụng một cách cụ thể như sau:

2.1 Tăng năng suất trong doanh nghiệp 

Việc tăng năng suất được thể hiện qua các khía cạnh để tăng khả năng sinh lời:

Với nhân viên:

  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên nhiệm vụ của mình để tập trung 20% nhiệm vụ quan trọng giúp tạo ra 80% kết quả.
  • Xác định nguyên nhân gây ra tình trạng không hiệu quả tại nơi làm việc.

Với quản lý: Sử dụng nguyên tắc Pareto để xác định 20% nguyên nhân dẫn đến và 80% công việc thực hiện không hiệu quả. Từ đó, đưa ra các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề gây ra tình trạng không hiệu quả.

2.2 Tăng khả năng sinh lời 

Khả năng sinh lời được thể hiện ở các khía cạnh như:

  • Ra quyết định nên lựa chọn 20% nhân viên - những người tạo ra phần lớn doanh số bán hàng để cải thiện kỹ năng của họ hay tập trung vào 80% nhân viên đang gặp khó khăn trong việc mang lại bất kỳ doanh số bán hàng nào.
  • Chọn 20% sản phẩm với tỷ lệ lên tới 80% doanh thu của doanh nghiệp để tiến hành phát triển nâng cao giá trị. 
  • Xác định được tệp khách hàng đã tạo ra doanh thu cao nhất giúp doanh nghiệp có thể tập trung theo đuổi khách hàng tiềm năng và ngừng cung cấp các sản phẩm không mang lại doanh thu.

2.3 Tối ưu hoá trang web

Nguyên tắc Pareto chỉ ra rằng: 

  • 20% nội dung trang web của bạn đang thu hút 80% lưu lượng truy cập tổng thể. Đó là những nội dung chính mà doanh nghiệp cần tập trung để phục vụ cho lưu lượng truy cập website.
  • Việc tập trung vào những nội dung có lưu lượng truy cập cao, không chỉ giúp tăng doanh số bán hàng mà còn giúp cho khả năng phát triển của doanh nghiệp bạn. 
  • Bằng cách xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp dựa trên các dự án Marketing chứng minh là hiệu quả sẽ giúp thu hút nhiều sự chú ý hơn đối với doanh nghiệp của mình.

2.4 Xác định và khắc phục sự cố

Thông qua Pareto, bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề để có thể xác định được vấn đề nào có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả của một tình huống nhất định.

2.5 Cải thiện dịch vụ khách hàng

Ta có thể thấy: 80% khiếu nại của khách hàng liên quan đến 20% sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích và xác định đúng sản phẩm giúp bạn có thể loại bỏ được những bất lợi trong trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng. Nhờ vào việc đó, ta còn phân tích hàng loạt các vấn đề giúp nhà quản trị xác định người lao động cần phải giải quyết, xử lý.

Lời kết,

Bài viết trên đã cho chúng ta biết được nguyên tắc Pareto là gì và cách áp dụng nguyên tắc này vào trong kinh doanh.Mong rằng nguyên tắc này sẽ giúp bạn trong cuộc sống và công việc nhé!


Mô hình OGSM là gì? Ưu và nhược điểm của OGSM trong kinh doanh

 Việc áp dụng các mô hình cho việc lập kế hoạch kinh doanh là bước rất cần thiết trong hoạt động kinh doanh. Một trong các mô hình áp dụng hiệu quả trong việc lập kế hoạch đó chính là mô hình OGSM. Vậy mô hình OGSM là gì? Ưu nhược điểm của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Mô hình OGSM là gì?

Mô hình OGSM là một phương pháp lập kế hoạch mang tính chiến lược, giúp triển khai và kiểm soát hoạt động kinh doanh của tổ chức. OGSM là viết tắt của 4 từ:

  • Objectives: Mục tiêu, trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp muốn đạt được điều gì trong dài hạn?”
  • Goals: Đích đến, giúp doanh nghiệp xác định được đích đến cụ thể được đặt ra.
  • Strategies: Chiến lược, trả lời cho câu hỏi: “Chiến lược nào sẽ giúp doanh nghiệp tiến tới đích đó?”
  • Measures: Đo lường “Doanh nghiệp cần những số liệu đo lường nào để biết được mức độ thành công của doanh nghiệp.

Các yếu tố của OGSM được thể hiện cụ thể như sau:


2. Ưu và nhược điểm của mô hình OGSM trong kinh doanh 

Vì được ứng dụng rộng rãi bởi nhiều nhãn hàng lớn như Coca - Cola, Honda,... Nên nó có những ưu điểm sau:
  • Cấu trúc rõ ràng, là mô hình dễ ứng dụng và có tính linh hoạt cao.
  • Theo dõi công việc và báo cáo tiến độ một cách rõ ràng.
  • Đưa ra những hoạt động cần thiết trong một danh sách cụ thể để doanh nghiệp phát triển.
  • Mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức đều có thể biết được thông tin và theo dõi công việc.
Tuy có nhiều ưu điểm, mô hình OGSM vẫn còn có những nhược điểm như: 
  • Doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn giữa 4 yếu tố đánh giá (mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn và dự án).
  • Khó theo dõi và đo lường sâu vào từng vấn đề.
  • OGMS không khuyến khích vào việc thiết lập nhân viên nên khả năng những ý tưởng hay bị lãng phí và bỏ qua là điều thường dễ xảy ra.
  • Doanh nghiệp cần thiết lập thêm một số phần mềm hỗ trợ để tận dụng mô hình OGSM một cách tối ưu nhất.
Lời kết, 

Như vậy, bài viết trên đây đã nêu rõ mô hình OGSM là gì? Ưu và nhược điểm của nó như thế nào trong doanh nghiệp. Mong rằng khi xây dựng kế hoạch, bạn sẽ áp dụng thành công được mô hình OGSM vào thực tiễn.

Mô hình xương cá là gì? 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá

Trong doanh nghiệp sẽ có nhiều vấn đề đã và đang xảy ra. Để xác định được kịp thời các nguyên nhân, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều mô hình khác nhau. Một trong những mô hình mà Blognhansu muốn bật mí cho bạn trong bài viết hôm nay là biểu đồ xương cá. 

1. Vậy biểu đồ xương cá là gì?

Biểu đồ xương cá (fishbone diagram) được cho là có từ năm 1920 được giáo sư kỹ thuật người Nhật Kaoru Ishikawa - người đã đưa ra các quy trình quản lý chất lượng cho nhà máy đóng tàu Kawasaki phổ biến rộng rãi.

Biểu đồ xương cá là một công cụ khám phá nguyên nhân là kết quả giúp tìm ra lý do cho các khiếm khuyết, biến thể hoặc lỗi của một quy trình. Nó giúp phá vỡ các nguyên nhân gốc rễ, có khả năng góp phần tạo ra hiệu ứng của vấn đề.

2. 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá

Dưới đây, Blog sẽ bật mí cho bạn 6 thành phần cơ bản của biểu đồ xương cá này. Đó là 6M trong thế giới sản xuất gồm nhân lực (manpower), máy móc (machine), phương pháp (method), nguyên liệu (material), đo lường (measurement) và môi trường (mother nature)

2.1 Nhân lực (manpower)

Nhân lực - lao động vận hành/chức năng của những người tham gia thiết kế và phân phối sản phẩm. Đây được coi là một “nguyên nhân” khá hiếm gặp của một vấn đề nhất định. Nếu nhân lực được xác định là nguyên nhân của tác động không mong muốn thì đó thường là một yếu tố của 6M.

2.2 Máy móc (machine)

Máy móc - hệ thống, công cụ, phương tiện được sử dụng cho sản xuất. Máy móc, công cụ và cơ sở vật chất với hệ thống hỗ trợ cơ bản của chúng được quản lý kém hoặc không có khả năng mang lại kết quả mong muốn do các vấn đề kỹ thuật hoặc bảo trì.

2.3 Phương pháp (method) 

Phương pháp - quy trình sản xuất và các quy trình dịch vụ đóng góp của nó. Các quy trình được phát hiện có quá nhiều bước, phê duyệt và hoạt động khác không đóng góp hoặc tạo ra nhiều giá trị. Nếu không được sắp xếp hợp lý, đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa, các quy trình có thể gây nhầm lẫn và khó theo dõi. 

2.4 Nguyên liệu (material)

Nguyên liệu - nguyên liệu thô, linh kiện và vật tư tiêu hao cần thiết để tạo ra một sản phẩm cuối cùng . Vật liệu thường được quản lý kém do chỉ định sai, dán nhãn sai, bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng, cùng các yếu tố khác.

2.5 Đo lường (measurement)

Đo lường - Kiểm tra thủ công hoặc tự động các phép thể đo vật lý (khoảng cách, thể tích, nhiệt độ, áp suất,..). Đôi khi, các phép đo có thể không nhất quán khiến việc sử dụng dữ liệu trở nên khó khăn để đưa ra kết luận có thể lặp lại giúp tìm hiểu nguyên nhân nhất quán.

2.6 Môi trường (mother nature)

Môi trường - Các yếu tố môi trường không để đoán và kiểm soát được như: thời tiết, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn,... Mặc dù có nhiều yếu tố môi trường có thể đón và kiểm soát được nhưng có một số yếu tố môi trường không thể tránh khỏi.

Lời kết, 

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biểu đồ xương cá và 6 thành phần tạo nên biểu đồ này. Khi sử dụng 6M thì hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ để có thể hợp tác, xác định các nguyên nhân gốc rễ gây ảnh hưởng đến kết quả cùng. Chúc bạn thành công!


Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Think outside the box là gì? Tầm quan trọng của think outside the box

Đôi khi, để giải quyết các vấn vấn đề phức tạp, chúng ta cần nhìn xa hơn những giới hạn quen thuộc. Đó là lúc chúng ta cần suy nghĩ theo cách không truyền thống - “outside the box”- nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, khác biệt và đột phá.

1. Outside the box là gì?

Think outside the box hay tư duy đột phá được hiểu là lối tư duy sáng tạo theo hướng khác biệt, không bị gò bó hay đi theo lối mòn thông thường. Kiểu tư duy này thường được sử dụng để đưa ra các quyết định khó khăn, đòi hỏi một cách tiếp cận sáng tạo đối với các vấn đề. Nó liên quan đến việc nhìn nhận một vấn đề từ một góc nhìn khác và đưa ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp nhất.

2. Tại sao Outside the box lại quan trọng?

Những lợi ích của outside the box mang lại sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi trên:

2.1. Có cái nhìn tốt hơn về cuộc sống.

Mở rộng quan điểm có thể mở ra một góc nhìn mới về các sự kiện trong cuộc sống và sự nghiệp của mỗi chúng ta. Nếu sẵn lòng xem xét các quan điểm khác nhau và các phương pháp tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề, chúng ta có thể phát triển những giải pháp hiệu quả và phù hợp hơn.

2.2. Có chất lượng làm việc tốt hơn.

Tư duy sáng tạo - outside the box giúp tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao hơn.

2.3. Sáng tạo hơn trong giải quyết vấn đề.

Think outside the box có thể giúp ích rất nhiều trong công việc của mỗi người. Vì tư duy đột phá thường cho phép chúng ta tưởng tượng ra các phương pháp tiếp cận không thông thường để giải quyết vấn đề.

2.4. Khả năng thích ứng cao hơn.

Sự thay đổi trong sự nghiệp là không thể tránh khỏi, vì xu hướng luôn biến đổi theo nhu cầu của khách hàng. Để duy trì sự thích nghi, hãy tư duy đột phá và phát triển tầm nhìn xa, từ đó tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong tương lai.

Các bước thực hiện tư duy ngoài chiếc hộp - think outside the box: 

1. Nhận biết ý tưởng hiện tại

2. Mở rộng kiến thức và tìm hiểu

3. Đặt câu hỏi và thách thức giả định

4. Sử dụng phương pháp tư duy sáng tạo

5. Kết hợp ý tưởng và tạo ra giải pháp mới

6. Kiểm tra và thử nghiệm

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Think outside the box và tầm quan trọng của nó. Hãy vận dụng nó trong công việc và cuộc sống để đạt hiệu quả cao hơn nhé.

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Top 5 những cuốn sách giúp bạn biết về nhân sự

Nghề nhân sự nên đọc sách gì? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để tìm thấy cuốn sách phù hợp với bản thân mình nhé

1. Quản trị nguồn nhân lực -  Tác giả: PGS.TS Trần Kim Dung

Cuốn sách “ Quản trị nguồn nhân lực ” của PGS.TS Trần Kim Dung với 12 chương cô đọng, dễ hiểu và hấp dẫn. Là một cuốn sách mà các độc giả muốn tìm hiểu về ngành nhân sự không thể bỏ qua. Cuốn sách bao gồm những vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong quản trị nguồn nhân lực giúp cho bạn đọc có cái nhìn tổng hợp về những vấn đề cơ bản của quản trị nguồn nhân lực.

2. Nguồn Nhân Lực Trong Thời Đại 4.0 - Tác giả: Ravin Jesuthasan & John Boudreau

Cuốn sách Reinventing Jobs – Nguồn nhân lực trong thời đại 4.0  là cuốn sách đập tan sự cường điệu và cuồng loạn để giúp các nhà lãnh đạo áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo vào tổ chức của họ. Jesuthasan và Boudreau đưa ra những hướng dẫn rõ ràng mà mọi tổ chức cần phải làm theo để xác định hướng hoạt động trong tương lai. 

Ngoài ra, cuốn sách trình bày tối ưu hóa quá trình tự động hóa công việc: phân tích vị trí việc làm, đánh giá mối quan hệ giữa hiệu suất công việc và giá trị chiến lược; xác định tùy chọn, tối ưu hóa công việc. Xác định lại tổ chức, công tác lãnh đạo và nhân sự: tổ chức mới công tác lãnh đạo kiểu mới; phân tích và cấu hình lại công việc của bạn. 

2.3 Cẩm Nang Hỏi Đáp Về Nhân Sự (Hr Answer Book) - Tác giả: Shawn Smith & Rebecca Mazin

Thông qua cuốn sách nhân sự này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về cách một nhà quản trị nhân sự giải quyết xuất sắc mọi vấn đề từ văn hóa, kỷ luật, đào tạo cho tới bồi thường và chấm dứt hợp đồng lao động, … Thậm chí các vấn đề nhạy cảm cũng được hướng dẫn xử lý nhanh gọn.

2.4 Blog Nhân Sự - Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Sách “Blog Nhân sự” là dự án xuất bản sách của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường. Đây là những quyển sách với những chủ đề khác nhau dành cho những người làm nhân sự.

Trong đó, “Blog nhân sự” quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên mới bước vào nghề nhân sự và Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí Hr.

Ngoài ra quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với những vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa dưới nhân vật “hắn”. Để người đọc có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết, tác giả đã chia thành 3 chương riêng. 

Quyển 4 là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Bạn sẽ được nhìn thấy một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào chi tiết của bức tranh đó. CEO không phải là một HRM nên tác giả đã viết ở mức độ dễ hiểu nhất định và có tính ứng dụng cao.

2.5 101 Tình Huống Nhân Sự Nan Giải - Tác giả: Paul Falcone

Cuốn sách này được thiết kế và cấu trúc như một cuốn cẩm nang, cung cấp cho bạn các chỉ dẫn thiết thực và hữu ích nhất để đương đầu và xử lý những cuộc nói chuyện vô cùng khó khăn với nhân viên về các vấn đề tế nhị trong môi trường làm việc. 

Bên cạnh những tình huống rất thân quen và thường gặp như trang phục, giờ giấc đi làm, cho đến những vấn đề khó khăn hơn như vệ sinh cơ thể, sức khỏe cá nhân, hay những vấn đề vô cùng nhạy cảm như quấy rối tình dục nơi công sở, hoặc các vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm như thăng tiến, lương thưởng hay sa thải, tinh giản biên chế…

Ngoài ra cuốn sách còn giúp chúng ta và công ty khỏi những rắc rối có thể gặp phải nếu ứng xử không khéo léo với nhân viên. Nhờ đó, cả bạn lẫn công ty sẽ xây dựng được một hình ảnh tốt đẹp hơn trong mắt nhân viên cũng như khách hàng, đối tác, nâng cao được vị thế và chỗ đứng của công ty bạn trong thế giới kinh doanh.

Lời kết: Thông qua 5 cuốn sách bổ ích vừa rồi mong rằng bạn sẽ tìm thấy được cuốn sách phù hợp với mình. Đừng quên like và bình luận dưới bài viết để có những giải đáp nhanh nhất nhé!