Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Đánh giá kết quả đào tạo

Thiết kế đào tạo không phải chỉ đưa ra dàn ý cho các nội dung, các tài liệu tham khảo để nhằm cung cấp tri thức đơn thuần. Tất cả các mục tiêu đào tạo đều được diễn giải ra thành các kết quả (learning points) về tri thức, kỹ năng, hoặc công việc cụ thể. Để đạt tới kết quả đó, một lộ trình sẽ được đặt ra cho toàn khoá học và cho từng phần học: nghe những gì, xem/đọc những gì, trả lời những câu hỏi nào, thảo luận gì, thực hành gì… kể cả cách thức nghe, xem, trả lời câu hỏi và thực hành cũng phải được hoạch định. Học viên và giảng viên, người hướng dẫn… phải thực hiện theo vai đã hoạch định cho mình trong lộ trình đó, cũng y như thực hiện bất cứ một công việc kinh doanh thường nhật nào. Với một thiết kế khoa học và chặt chẽ, các công cụ đầy đủ, thực thi đúng, kết quả đào tạo đương nhiên là được đảm bảo; cho dù không phải học viên nào cũng xuất sắc, nhưng sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹ năng và kết quả công việc (dù ít hay nhiều) là điều được ghi nhận trong thực tế.

Đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo thường được thực hiện một cách hời hợt, bởi quan niệm cho rằng đào tạo chỉ là chuyển giao tri thức. Mà tri thức thì khó đo. Các mục tiêu đào tạo cũng thường được hoạch định quá chung, nên việc đo lường cũng khó thực hiện và thường là không có ý nghĩa.

Thực ra, việc đánh giá kết quả đào tạo có những ý nghĩa rất thực tiễn. Đánh giá kết quả đào tạo cho ra những thông tin để đánh giá toàn bộ quá trình đào tạo, để khắc phục các sai sót và cải tiến. Mặt khác, đánh giá dựa trên những mục tiêu cụ thể và gắn với các kết quả, các mục tiêu đào tạo thì sẽ tạo ra động lực tốt cho việc học hỏi và ứng dụng, cải thiện hiệu quả công việc.

 Về phía nhân viên thì đã rõ, phía nhà quản lý cũng có thử thách. Thử thách ở đây là bên cạnh giao cho nhân viên những việc bình thường, “tĩnh lặng”, nhà quản lý còn phải chọn những công việc mang tính chất như “các cơn gió, sóng biển và bão táp” để tạo cơ hội cho nhân viên của mình bước lên trên nấc thang năng lực của họ.

Thang năng lực được thiết kế không phải để ngắm nhìn, xuýt xoa mà là để quản lý và phát triển con người. Chừng nào chưa đạt được điều đó thì thang năng lực còn là một cái gì đó còn rất xa xỉ trong hoạt động tại doanh nghiệp.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Người phỏng vấn thiếu năng lực

Người phỏng vấn thiếu năng lực

Đây là người phỏng vấn không nắm rõ nhiệm vụ của mình, đặt ra những câu hỏi không liên quan và tỏ ra lúng túng. Có thể anh/cô ấy bị ép buộc phải thực hiện cuộc phỏng vấn.

Giải pháp: Trong trường hợp này, bạn nên chủ động kiểm soát cuộc phỏng vấn một cách khéo léo. Hãy đặt ra những câu hỏi về công việc, công ty và thuyết phục anh/cô ấy bằng những kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích xuất sắc của bạn.

Dù gặp phải kiểu người phỏng vấn thiếu chuyên nghiệp tới đâu, yếu tố quan trọng nhất là phải vững thái độ chuyên nghiệp. Vượt qua thử thách này, bạn sẽ có thêm tự tin để chinh phục nhà  Tuyển dụng  và làm việc tốt hơn trong tương lai.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Nhiệm vụ của người lãnh đạo

Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của Mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai. Song song đó là làm cho nhân viên cảm nhận Mình là một phần tử quan trọng của công ty. Người lãnh đạo nên "kéo" tất cả nhân viên của Mình vào mọi hoạt động quan trọng của công ty. Khi đó họ sẽ yêu công ty và làm việc hăng say.

Cảm xúc quyết định tất cả
Hãy nhớ rằng mọi người đều dễ xúc động. Mọi việc họ làm, hay tránh làm, đều bị chi phối bởi những cảm xúc mạnh mẽ. Nhiệm vụ của bạn là đồng cảm với những cảm xúc tích cực  Nhân sự  và mạnh mẽ của họ để họ có những cảm nhận tốt hơn về bạn; họ muốn giúp đỡ bạn và làm bạn hài lòng.

Trách nhiệm (Responsibility). Hãy làm cho nhân viên cảm thấy sếp tin tưởng họ bằng cách giao phó cho họ nhiều trọng trách hơn và trao quyền cho họ để họ có thể chủ động giải quyết các công việc của Mình, qua đó giúp họ có cảm giác được phát triển nghề nghiệp và là một thành phần quan trọng của công ty. Nên khuyến khích nhân viên học hỏi các kỹ năng mới, phát triển các năng lực mới bằng cách ưu tiên tuyển dụng từ nguồn nhân lực nội bộ, thăng chức cho nhân viên khi thích hợp.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Giới thiệu về site từ điển nhân sự

Site có 2 định hướng:
1. Là trang chuyên viết các thuật ngữ về nhân sự
2. Trang tuyển dụng

Có vẻ như biến site thành 1 quyển từ điển để chuyên tra các thuật ngữ cũng như con người trong giới nhân sự giống như wiki ?

http://kinhcan.net/
http://tailieunhansu.com/diendan/
http://blognhansu.net/