Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Sách nhân sự và quản trị nhân sự hay nên đọc

Có hàng nghìn cuốn sách về quản trị nhân sự với những góc độ, quan điểm khác nhau. Dưới đây là những quyển sách nhân sự hay mà bạn nên đọc ít nhất một lần trong đời.

Nghệ Thuật Quản Lý Nhân Sự - Sách nhân sự của Welby Altidor

Cuốn sách giúp bạn trả lời câu hỏi: “Làm sao để tạo ra hoặc nuôi dưỡng một nền văn hóa sáng tạo tại nơi làm việc? Làm sao để tận dụng trí tưởng tượng và sáng tạo để khiến doanh nghiệp của chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn?”

Sách nhân sự “Nghệ thuật quản lý nhân sự” sẽ trả lời câu hỏi trên với một khuôn khổ linh hoạt và biến đổi dành cho những cá nhân tổ chức muốn vận hành và đổi mới ở cấp độ cao nhất. Từ đó, cung cấp không gian mang tính xây dựng, truyền cảm hứng và trao quyền cho nhân viên, nhóm và cộng tác viên của họ phát triển.

 

Blog Nhân Sự - Sách nhân sự của tác giả/blogger Nguyễn Hùng Cường

Sách “Blog Nhân sự” là dự án xuất bản sách để thực hiện sứ mệnh Quản trị tri thức cho Cộng đồng nhân sự của Nguyễn Hùng Cường. “Blog nhân sự” là series 5 quyển sách với những chủ đề khác nhau dành cho những người làm nhân sự.

KPI: Công Cụ Quản Lý Nhân Sự Hiệu Quả - Sách nhân sự của tác giả Ryuichiro Nakao

Cuốn sách nhân sự này sẽ giúp bạn thực hiện triển khai KPI trong nội bộ một cách hiệu quả, có thể áp dụng vào thực tế một cách triệt để, khác hẳn với kiểu KPI vốn chỉ đơn giản là vừa theo dõi các con số, vừa vận hàng kinh doanh. Từ đây, người đọc định ra chiến lược quản trị nhân sự sao cho hiệu quả nhất.

Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp - Sách nhân sự của tác giả Whitney Johnson

Whitney Johnson là người từng có 20 năm huấn luyện, đầu tư và tư vấn trong ngành Quản trị nhân sự. Cuốn sách “Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp” là tác phẩm tuyệt vời dưới ngòi bút của bà. 

Theo đó, “Kỹ năng quản lý nhân sự chuyên nghiệp” là một cuốn sách quan trọng cho các nhà quản lý muốn giúp các thành viên trong nhóm học hỏi, phát triển và nhận ra tiềm năng của họ.

Bí Quyết Tuyển Dụng Và Đãi Ngộ Người Tài - Sách nhân sự của tác giả Brian Tracy

Một cuốn sách nhân sự khác mà chúng mình muốn giới thiệu cho bạn tìm đọc đó là “Bí quyết tuyển dụng và đãi ngộ người tài”. Đây là cuốn sách dành cho tất cả những nhà quản lý, doanh nhân, nhân viên, những người có công việc liên quan đến công tác tuyển dụng. 

Qua mỗi chương, độc giả sẽ từng bước học được những bí quyết, những phương pháp và kỹ thuật mà bạn có thể áp dụng ngay để chiêu mộ nhân tài và nâng cao hiệu quả làm việc của họ sau khi tuyển dụng.

Review sách “Blog Nhân sự” quyển 1 và quyển 2

Sách “Blog nhân sự” không phải là cuốn sách hay nhất về ngành HR này nhưng có lẽ nó là cuốn sách toàn diện nhất dành cho mọi người làm nghề nhân sự. "Blog nhân sự" là series 5 cuốn sách thú vị, trong đó quyển 1 và quyền 2 dành cho những người mới bắt đầu với nhân sự.

Với quyển 1 và quyển 2, người đọc sẽ được thưởng thức những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên Blohnhansu.net. Sách Blog nhân sự quyển 1 dành cho đối tượng là sinh viên mới vào nghề còn quyển 2 sẽ dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí HR. 

Bạn đang tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “muốn tiếp cận nghề như thế nào” thì đây chính là những chỉ dẫn khá tốt mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù, sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả hai quyển được diễn giải theo dạng nhật ký chứa đựng những băn khoăn, trải nghiệm và suy nghĩ của tác giả Nguyễn Hùng Cường trên hành trình “kết đôi” với nghề HR.

# Nội dung Sách Blog nhân sự quyển 1

Quyển 1 gồm 4 chương: 

Chương 1 - Nghề và Người sẽ giải đáp câu hỏi chung “nghề nhân sự là gì, nghề làm nhân sự phải như thế nào”. Bên cạnh đó, quyển 1 cũng nói tới năng lực nghề nhân sự cũng như của vị trí chuyên viên, nhân viên nhân sự cần phải có. Lộ trình công danh dân nhân sự (Career Path in HR) cũng được “tiết lộ” trong chương này. 

Chương 2 - Lý thuyết sơ nhập: bạn sẽ hiểu hơn về quản trị nhân sự là gì qua phần lý thuyết về quản trị nhân sự. 

Chương 3 - Trải nghiệm: Như tên gọi của chương, chương 3 này là những trải nghiệm của Nguyễn Hùng Cường xuyên suốt thời gian làm nhân sự của mình như cách viết sổ tay nhân sự, xây dựng thương hiệu cá nhân - nhân sự nên làm, … 

Chương 4 - Kiến giải sẽ những ý kiến và hiểu biết dành cho người đọc về những vấn đề nhân sự. Bao gồm cách nhìn của tháp nhu cầu, cách nhìn của chức năng phòng nhân sự, siêu dự án và tạo động lực, … 

# Nội dung sách Blog Nhân sự quyển 2: 

Quyển 2 cũng có 4 chương giống với quyển 1, đó là Nghề và người, Lý thuyết sơ nhập, Trải nghiệm và Kiến giải. 

Chương 1 - Nghề và người là câu chuyện “mới chuyển ngang sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu” dành cho những anh chị em mới chuyển sang vị trí HR làm việc. Đây là chương làm quen, những dẫn dắt dễ hiểu của tác giả khi tập tành làm nhân sự. 

Chương 2 - Lý thuyết sơ nhập gồm 3 phần chính là: mục đích, mục tiêu của quản trị nhân sự là gì; 5 yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nhân sự của doanh nghiệp và mô hình gồm 9 năng lực chính của chuyên viên HR do SHRM công bố. 

Chương 3 - Trải nghiệm: cũng giống như quyển 1, bạn sẽ được “chìm đắm” vào những câu chuyện thú vị do Nguyễn Hùng Cường chia sẻ như Làm nhân sự có được phép sáng tạo, 5 cách để thêm kết nối trong Nhân sự, Bộ quy tắc ứng xử cho nghề Nhân sự, … 

Chương 4 - Kiến giải tiếp tục với những kiến giải dành cho những anh chị em mới chuyển sang vị trí HR. Đây sẽ là những kinh nghiệm hữu ích giúp mọi người tiến sâu hơn nữa vào nghề nhân sự. 

Nguyễn Hùng Cường - Tác giả sách Blog Nhân sự là ai?

Là cái tên nổi bật trong cộng đồng nhân sự, Nguyễn Hùng Cường không chỉ được biết đến là blogger/tác giả của cuốn sách Blog Nhân sự mà còn đảm nhận vị trí CEO của công ty KC24 và chuyên gia tư vấn Quản trị nhân sự.

Tác giả sách Blog nhân sự Nguyễn Hùng Cường là ai?

Nguyễn Hùng Cường hay “Cường kinhcan” là một tác giả/blogger nổi tiếng trong cộng đồng HR. Hiện nay, anh đang là CEO của công ty KC24 chuyên về quản trị nhân sự, đồng thời là admin HrShare Community và chuyên gia tư vấn Hệ thống quản trị nhân sự.

Với sứ mệnh Quản trị tri thức cho Cộng đồng nhân sự, Nguyễn Hùng Cường liên tục thúc đẩy các dự án phục vụ cộng đồng. Một trong số đó là xuất bản sách Blog Nhân sự. Sách Blog nhân sự Nguyễn Hùng Cường là series 4 quyển với những chủ đề khác nhau.

Sách Blog nhân sự Nguyễn Hùng Cường - Cuốn sách nên có của người làm Quản trị nhân sự

1. Quyển 1 “Nghề nhân sự, liệu có kiếm đủ tiền để xây nhà ở Hà Nội?” và Quyển 2 “Mới chuyển sang vị trí nhân sự nên bắt đầu từ đâu?”

Trong đó, quyển 1 và 2 là tập hợp những bài viết của Nguyễn Hùng Cường về trải nghiệm nghề nhân sự được chỉnh lại từ hơn nghìn bài trên blognhansu.net. Quyển 1 dành cho các bạn sinh viên mới vào nghề nhân sự còn Quyển 2 dành cho các anh chị em mới chuyển sang vị trí HR.

Có thể nói đây sẽ là những chỉ dẫn khá tốt dành cho mọi người khi đặt câu hỏi muốn tiếp cận nghề như thế nào. Mặc dù sách viết về chủ đề học thuật nhưng cả hai quyển được diễn giải theo dạng nhật ký chứa đựng những băn khoăn, trải nghiệm và suy nghĩ của Nguyễn Hùng Cường trên con đường sự nghiệp.

2. Quyển 3 “Nghề tuyển người (3T) - Ác mộng nghề Tuyển dụng”

Quyển 3 là phần 1 của câu chuyện về Nghề tuyển dụng trong doanh nghiệp với những vui buồn, kinh nghiệm và lý thuyết ẩn chứa trong đó với nhân vật “hắn”. Để độc giả có thể nắm được toàn bộ mạch và sự kết nối giữa thực tế và lý thuyết, tác giả Nguyễn Hùng Cường đã chia thành 3 chương riêng dễ hiểu.

3. Quyển 4 : CEO & Quản trị Nhân sự - Hệ thống QTNS cần có là gì?

Sách Blog nhân sự Nguyễn Hùng Cường quyển 4 là tập hợp hơn 50 bài viết dành cho CEO để hiểu các vấn đề về Quản trị nhân sự. Người đọc sẽ được nhìn một bức tranh lớn tổng thể và sau đó đi vào từng chi tiết của bức tranh đó. Vì CEO không phải là một HRM nên tác giả đã viết ở mức độ dễ hiểu nhất định và có tính ứng dụng cao.


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Nguyên tắc tính lương trong tổ chức, doanh nghiệp

Tiền lương trả cho nhân viên trong doanh nghiệp dựa vào những nguyên tắc cơ bản. 

Một số nguyên tắc được liệt kê dưới đây: 

- Lương trong hợp đồng lao động phải lớn hơn mức tối thiểu do Nhà nước quy định. 

- Mức lương được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

- Người lao động được hưởng lương theo năng suất, chất lượng và kết quả. 

- Trong việc tính và trả lương cho người lao động, doanh nghiệp, công ty, ... cần tuân thủ những nguyên tắc đã ghi ở điều 8 của Nghị định số 26/CP 23/5/1995 của Chính phủ. Cụ thể: 

+ Làm công việc, chức vụ gì hưởng theo công việc đó. Dù ở độ tuổi nào, không phân biệt giới tính, dân tộc, ... hoàn thành việc được giao sẽ hưởng lương tương xứng. Đây là điều kiện để bảo đảm sự phân phối theo lao động và bảo đảm sự công bằng xã hội.

+ Đảm bảo tốc độ năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Nguyên tắc này vô cùng quan trọng trong việc tiến hành sản xuất bởi vì tăng năng xuất là cơ sở cho việc tăng lương nhân viên hay lợi nhuận công ty. 

Nhìn chung, đây là những nguyên tắc khi tính lương trong doanh nghiệp cơ bản nhất. Mỗi doanh nghiệp, công ty, ... nếu có thể cần tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, công bằng và lợi thế giữa 2 bên (người lao động và người thuê lao động). 

Eisenhower là gì? 4 cấp độ ma trận Eisenhower

Để phân biệt và cân bằng giữa nhiệm vụ khẩn cấp và quan trọng, ma trận Eisenhower sẽ giúp cho bạn cải thiện khả năng quản lý thời gian của mình. 

1. Ma trận Eisenhower là gì?

Ma trận quản lý thời gian Eisenhower hay còn được gọi là ma trận ưu tiên của Eisenhower là phương pháp quản lý thời gian hiệu quả dựa trên tiêu chí khẩn cấp và quan trọng. 

Eisenhower là một công cụ quyết định đơn giản và được chia danh sách làm việc ra thành 4 cấp độ : nhiệm vụ quan trọng, không quan trọng, khẩn cấp và không khẩn cấp. Nó chia thành 4 hộp ưu tiên với những nhiệm vụ bạn nên tập trung vào trước và những nhiệm vụ bạn nên ủy quyền hoặc loại bỏ nó.

2. 4 cấp độ ma trận của Eisenhower

Cách áp dụng Eisenhower sẽ trải qua 4 cấp độ:

  • Khẩn cấp và quan trọng (nhiệm vụ phải làm ngay lập tức).
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp (nhiệm vụ được lên kế hoạch để làm sau).
  • Khẩn cấp nhưng không quan trọng (nhiệm vụ nên bàn giao cho người khác).
  • Không khẩn cấp cũng không quan trọng (nhiệm vụ phải được loại bỏ).

2.1 Cấp độ 1: Quan trọng, khẩn cấp 

Với cấp độ này chiếm từ 15-20%, công việc là ưu tiên số 1, phải làm ngay. Bao gồm 3 loại công việc:

  • Xảy ra không đoán trước: Bệnh tật, cuộc họp khẩn cấp, nhiệm vụ bất ngờ,....
  • Đoán trước được: Cuộc họp đã lên kế hoạch trước, họp định kỳ,...
  • Do trì hoãn để tới sát hạn chót: Làm báo cáo, thuyết trình, kiểm tra,....

2.2 Cấp độ 2: Quan trọng, không khẩn cấp

Chiếm từ 60-65% thời gian. Nhiệm vụ không khẩn cấp nhưng quan trọng sẽ giúp bạn quản lý được thời gian tốt, đạt mục tiêu lâu dài. Bạn cần lên lịch, lên kế hoạch để tránh tình trạng bỏ sót, lãng quên bởi quá tập trung vào các nhiệm vụ khẩn cấp.

Những người năng suất và thành công đều nhờ vào việc họ dành phần lớn thời gian của họ vào công việc này. Và được tác giả của cuốn sách “7 thói quen của những người có tầm ảnh hưởng lớn” - Stephen Covey gọi là Góc phần tư của chất lượng.

2.3 Cấp độ 3: Không quan trọng, khẩn cấp

Những việc này không quan trọng nhưng lại đột ngột xuất hiện khiến bạn không kiểm soát được. Thông thường nó được khuyến khích ủy quyền cho người khác thay vì mất thời gian xử lý. Hoặc bạn nên tìm cách giải quyết những việc này càng nhanh càng tốt. Nếu không, hãy học cách từ chối và kết thúc chúng một cách lịch sự. Cấp độ nên chiếm từ 10-15%.

2.4 Cấp độ 4: Không quan trọng, không khẩn cấp

Bạn nên cắt giảm thậm chí là loại bỏ các khoảng thời gian không cần thiết như: chơi game, tán gẫu bạn bè, uống cà phê, xem phim,...Bạn nên chỉ dành dưới 5% cho cấp độ này. Vì chúng tiêu tốn thời gian của bạn mà không đem lại được lợi ích gì đáng kể.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về ma trận eisenhower. Với phương pháp quản lý thời gian này, bạn sẽ biết đánh giá lại các nhiệm vụ ưu tiên của mình, biết phân loại và giải quyết được các thứ tự ưu tiên. Đồng thời, bạn sẽ học được các tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn là các sự khẩn cấp không cần thiết.

Nguyễn tắc SWAN là gì? 4 tiêu chí không thế thiếu trong SWAN

Nguyên tắc SWAN là gì Các tiêu chí tạo nên nguyên tắc SWAN gồm những gì? Bài viết dưới đây của Blognhansu sẽ cho bạn hiểu rõ thêm về nguyên tắc này nhé.

1. Vậy nguyên tắc SWAN là gì?

Nguyên tắc SWAN là một nguyên tắc rất hữu dụng được các HR sử dụng để tìm ra các ứng viên phù hợp tiềm năng và phù hợp nhất với doanh nghiệp và vị trí cần tuyển.

SWAN không mang nghĩa là thiên nga mà nó dựa trên 4 tiêu chí cấu thành gồm: Smart, Work hard, Ambitious, Nice. Đây là những tiêu chí vô cùng quan trọng trong tuyển dụng, là thước đo để đánh giá, nhận định phù hợp với vị trí công việc, từ đó giúp nhà lãnh đạo, nhà tuyển dụng thu hút được nhân lực phù hợp. Trong phần dưới đây, Blognhansu sẽ giúp các bạn làm rõ từng tiêu chí của nguyên tắc này.

2. 4 tiêu chí của nguyên tắc SWAN

2.1 Smart - Nhanh nhẹn

Smart là sự thông minh, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề cũng như khả năng học hỏi của ứng viên. Sự nhanh nhẹn của một ứng viên luôn luôn thu hút nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm ứng viên phù hợp với doanh nghiệp. 

Để biết ứng viên có phải người nhanh nhẹn, tư duy thông minh mà chưa có kết quả công việc cụ thể thì cần dựa vào cách họ tiếp nhận, xử lý câu hỏi tình huống. Nếu họ xử lý được các tình huống đó một cách nhanh chóng, phù hợp thì có thể giúp các nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn về năng lực tư duy và trí tuệ của ứng viên.

2.2 Work hard - Sự chăm chỉ

Bên cạnh sự nhanh nhẹn, các nhà tuyển dụng còn đề cao sự chăm chỉ bởi sự chăm chỉ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công. Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng được các nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. 

Work hard có mối liên kết với sự kiên trì, sức bền hay ý chí nỗ lực của con người. Nó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua khó khăn và thử thách, tránh sự lười biếng.

2.3 Ambitious - Tham vọng

Nhiều nhà lãnh đạo đặt ra câu hỏi rằng:” Tại sao lại phải tuyển người có tham vọng?” Bởi người có tính tham vọng thường có mục tiêu sống rõ ràng, ý chí nỗ lực tuyệt vời để đạt được những mục tiêu của mình. Họ còn là những người có tính trách nhiệm cao, tâm huyết trong công việc và vai trò của mình. 

Vậy làm thế nào để biết ứng viên có tham vọng hay không? Các nhà tuyển dụng nên đặt ra các câu hỏi liên quan đến tính cạnh tranh, hay sự tham vọng của họ trong công việc, cuộc sống. Ví dụ như: “ Bạn có phải người tham vọng hay không? Bạn đánh giá mức độ cạnh tranh của bạn như thế nào trong môi trường làm việc trên thang đánh giá từ 1-5?”

2.4 Nice - Tử tế, dễ chịu 

Nice đề cập đến sự thân thiện, tử tế của ứng viên. Những người có tính cách thân thiện, lối sống tích cực thường rất dễ hòa đồng với môi trường mới, có tinh thần làm việc tập thể và có sự đóng góp lớn. Nice còn là nhân tố quan trọng để tạo ra môi trường tích cực. Đây không phải yếu tố hàng đầu nhưng nó cũng rất quan trọng, giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm được ứng viên phù hợp với công ty.

Lời kết: Mong rằng bài viết trên đây của Blognhansu sẽ giúp bạn hiểu nguyên tắc SWAN là gì và các tiêu chí để tạo ra nguyên tắc SWAN.

Task Batching là gì? Ưu và nhược điểm khi áp dụng Task Batching

Task Batching là gì? Đây là một phương pháp quản lý thời gian giúp bạn tối ưu hóa năng suất làm việc. Để hiểu rõ hơn về Task Batching cũng như ưu, nhược điểm của nó thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

1.Vậy Task Batching là gì?

Task Batching (hay Batching Processing) là một phương pháp quản lý công việc hoặc xử lý các chế tác vụ bằng cách tổng hợp và thực hiện chúng đồng loạt trong một khoảng thời gian cụ thể, thay vù thực hiện chúng theo từng thao tác nhiệm vụ riêng lẻ.

Phương pháp này thường được nhiều người sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất làm việc cũng như tiết kiệm thời gian. Nó giúp giảm bớt thời gian chuyển đổi giữa các tác vụ, tăng cường sự tập trung và được áp dụng trong nhiều linh vực như: công việc hàng ngày, sản xuất, quản lý dự án và nhiều loại ứng dụng khác.

2. Ưu và nhược điểm của Task Batching 

2.1 Ưu điểm của phương pháp Task Batching

  • Tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
  • Giảm stress và mệt mỏi.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Tăng khả năng tập trung.
  • Tăng hiệu quả quản lý thời gian.
  • Áp dụng trong nhiều lĩnh vực: sản xuất, dịch vụ khách hàng, quản lý dự án và cả cuộc sống cá nhân.

2.2 Một số nhược điểm của Task Batching

  • Phụ thuộc vào ngữ cảnh. VD như: các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao hay một số công việc đòi hỏi sự phán đoán và ứng phó nhanh chóng với thay đổi không phù hợp với phương pháp Task Batching này.
  • Hiệu suất phụ thuộc vào khả năng cá nhân.
  • Không phù hợp với công việc phức tạp.
  • Mất tập trung.
  • Mất nhiều thời gian để thích nghi.

3. Lưu ý khi áp dụng phương pháp Task Batching

  • Ưu tiên mức độ quan trọng.
  • Phân chia thời gian hợp lý.
  • Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng để tập trung làm việc.
  • Tạo sự thử thách.
  • Sử dụng công cụ quản lý thời gian.
  • Tập trung vào kết quả, không phải thời gian.
  • Tạo sự linh hoạt, sáng tạo.
  • Học hỏi và cải thiện.

Lời kết: Tóm lại, Task Batching thực sự là một phương pháp quản lý thời gian hiệu quả hơn, quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách thông minh. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Task Batching và ưu, nhược điểm của nó.