Hiển nhiên, tính cách mỗi con người ảnh hưởng trực tiếp tới nghề nghiệp và cả mức thu nhập của họ.Nhưng để hiểu hơn vì sao người khó tính lại thường gặt hái được thành công hơn trong sự nghiệp, trước hết hãy bắt đầu bằng một buổi phỏng vấn xin việc.
Để “được” là người khó tính, rõ ràng trước tiên bạn phải luôn tự tin vào khả năng của mình. Một ứng cử viên khó tính sẽ mạnh dạn kể ra những điểm mạnh và tự tin đưa ra một mức lương thỏa đáng hoặc thậm chí cao hơn mức anh ta đáng được hưởng. Trong khi đó ứng viên dễ tính sẽ dễ dàng thỏa hiệp với mức lương mà nhà tuyển dụng đưa ra, bất chấp con số đó thấp hơn hẳn so với thị trường.
Bên cạnh đó, một nhà tuyển dụng thông minh cũng ấn tượng và cho điểm cao hơn với những ứng viên xin việc biết lập luận, phản biện và bảo vệ quan điểm của mình ngay từ buổi tiếp xúc đầu tiên. Họ hiểu rằng một nhân viên khó tính chắc chắn sẽ không dễ dàng chịu thua đối thủ hay đầu hàng trước khó khăn.
Quanh bạn có đồng nghiệp nào bị coi là khó tính không? Anh ta yêu cầu bổ sung cho một bản báo cáo mà bạn cho là đã quá chi tiết? Anh ta nhặt nhạnh ra những nhược điểm “nhỏ xíu” của một hợp đồng lớn? Anh ta quyết không rời công sở khi chưa vừa lòng với công việc ngày hôm đó? Anh ta liên tục phản biện lại những ý tưởng của đồng nghiệp và tranh luận tới cùng để biến mọi ý tưởng thành hoàn hảo? Đơn giản hơn, anh ta không hài lòng với những người đi muộn về sớm? Anh ta ghét những người gây tiếng ồn và “buôn dưa” trong giờ làm việc và thậm chí không chấp nhận những người ăn mặc thiếu chuyên nghiệp tới công sở…
Đồng nghiệp có thể không ưa anh chàng khó tính song những sếp lại đánh giá rất cao những nhân viên này. Một bản báo cáo có thể đã quá chi tiết nhưng nếu anh ta còn chỉ ra điểm cần bổ sung thì chắc chắn nó còn khiếm khuyết. Một hợp đồng lớn có thể sụp đổ hoặc khiến công ty thất thoát nặng nề chỉ bởi những nhược điểm bị coi là không đáng gì. Nếu mỗi nhân viên đều tự yêu cầu khắt khe với công việc của mình thì chắc chắn cả bộ máy sẽ vận hành trơn tru hơn, tỷ lệ thuận với lợi nhuận thu về.
Những người dễ tính đồng nghĩa với sự dễ thỏa hiệp, thế nào cũng được. Nhân viên khó tính coi sự phản biện là chìa khóa để tìm ra sự hoàn hảo. Với các ông chủ, có gì đáng giá hơn sự hoàn hảo? Và một nhân viên biết phấn đấu cho sự hoàn hảo của cơ quan luôn được sếp đánh giá cao; tìm cách giữ chân bằng mức lương thỏa đáng.
Khi một người đòi hỏi cao ở người khác, họ cũng có xu hướng tự hoàn thiện bản thân mình. Chính điểm này khiến họ được nhân sựhttp://blognhansu.Netlãnh đạo và đối tác ưu ái, yên tâm khi giao việc, tin tưởng khi hợp tác làm ăn. Khi năng lực được đánh giá cao, việc thăng cấp cũng thuân lợi hơn.Trong kinh doanh, một doanh nhân khó tính và cầu toàn rất được bạn hàng tin tưởng và thường khiến nhân viên nể sợ. Thử tưởng tượng, bạn là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ. Bạn không chấp nhận dù là một vết xước nhỏ nhất trên sản phẩm. Bạn yêu cầu công nhân nào gây ra lỗi phải tự mình sửa lỗi. Vì vậy sản phẩm của bạn khi tung ra thị trường luôn được bạn hàng đánh giá cao. Đó là nguyên nhân khiến họ thích đặt hàng của bạn và chấp nhận một mức giá cao hơn thị trường.
Trong công việc, khó tính hay cầu toàn là một đức tính đáng quý, dù bạn là nhân viên hay ông chủ. Sự khó tính giúp chúng ta không dễ thỏa hiệp với cái sơ sài, cái lạc hậu, sự lười biếng, tính đại khái… Một con người luôn phấn đấu hết mình cho công việc xứng đáng được một hưởng mức thu nhập tốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét